Chuyện cười bể bụng .
.
Quê tôi ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị , xa biễn ,xa núi ,xa thị xã ,người dân rất cực khổ , thiếu ăn quanh năm , thiếu áo để mặc ,không biết cái mền là cái chi trời lạnh thì đắp tấm đệm lác hay chiếc chiếu.
Hằng năm sau khi thu hoạch vụ mùa tháng 10 xong, trong làng thuờng tổ chức đi rú (núi ) đốn củi, để có củi dúm (đốt ) sưởi ấm trong mùa đông sắp tới, dành lại một ít để chụm (nấu) nồt bánh tét , bánh chưng ngày cuối năm. Vì làng xa Rú (núi) nên người ta thuê đò để đi đốn củi , mỗi lần đi từ 5 ngày hay 1 tuần ,khi nào đò chất đầy cũi thì họ về . 5 hay 7 người đi một chiếc đò , cã làng cùng đi một lần cho nên thuê rất nhiều đò,người ta gọi là đi cũi chuyến .
Ba tôi nói , vào khoảng năm 1930 hay 1931 , cũng một chuyến đi củi như vậy , đò của ba tôi 6 người nhưng chĩ tính 5 , vi có người cháu tên là Nguyễn Hữu Nhạc ở hạng tuổi 13 hay 14 nhà cực, em đông ,cha mẹ đau quanh năm, nên cho đi ké không tính tiền đò .
Người lớn vào đốn ( Chặt) củi trong Rú Xeng ( Rú xanh ,rừng già ) còn Nhạc nhỏ quá nên chỉ đốn củi ngoài Rú Càn (Đồi không có cây cao ) quanh quẫn gần nơi đóng Đung ( Trại ). Chiều ngày thứ 2 của chuyến đi ,ai nấy đều về đung nghĩ ngơi ăn cơm tối , nhưng Nhạc không thấy về ,đến tối thì báo động , cã làng đùi gậy tỏa ra đi kiếm , đi ra mấy ngọn rú phía ngoài ,người ta thấy , cái Rạ ( Rựa ) , cây đòn xóc (dùng để gánh củi ) và cái mo cơm ăn dang dỡ . ai nấy đều òa lên khóc , chắc chắn Nhạc đã bị cọp vồ ,tha đi mất rồi , một đêm không ai dám ngũ , sáng hôm sau đi tìm dấu vết một lần nữa ,nhưng chẵng thấy gì , đò cã làng đều kéo nhau về chiều hôm đó , mặc dù cũi chưa được bao nhiêu .
Tin Nhạc bị cọp ăn phao đi rất nhanh,cã tỗng rồi cã huyện , mỗi người có một lối suy diễn khác nhau ,mỗi người vẽ thêm một chút, toàn là chuyện
kinh hoàng , làng kế bên đi cũi về họ kể , mấy đêm rồi phía Nam của bến đò có tiếng người thanh niên khóc thãm thiết , gia đình của Nhạc cũng chết lên chết xuống vì tin nầy , dù cực khỗ cách mấy cũng phải xôi gà cúng , để cho Nhạc khỏi đói .
Làng khác đi rú về thì nói Nhạc rất linh thiêng , chiều chiều có bóng người thanh niên thấp thoáng , ban đêm có ra đi quanh đung của họ .
Tin đồn nầy qua tin đồn khác ,dần dần người đi củi ,đưa mấy cục đá lớn đến , chồng lên nhau ,làm thành một bàn thờ ,bỏ bát nhang để thờ vong hồn Nhạc, đò mới đến cũng cúng , người sắp rời cũng cúng , kẻ thì xin ơn
người thì tạ ơn ,họ đồn nhau và coi Nhạc như vị thần thiêng , cho nên ai đi Rú về , bị đau đầu,sổ mũi , hay đau bât cứ bệnh gì , cũng phãi lên lại rú thắp nhang , khấn vái xin Nhạc cho họ lành.
Ngày qua ngày , năm qua năm , người đau nặng kẻ đau nhẹ được lành , tỏ lòng biết ơn họ cùng nhau xây lên một cái am nho nhỏ , để làm nơi ở cố định cho Nhạc . Còn gia đình thì hàng năm lấy ngày Nhạc bị cọp vồ làm ngày giỗ .
Nhà của Nhạc rất đông anh em , Nhạc là anh cã trong gia đình , thời gian qua nhanh các em của Nhạc lập gia đình , có con có cháu .
Vào khoãng năm 1966 hay 1967 ,một buỗi chiều người em của Nhạc làm lính Dân Vệ Xã, đi gặt lúa về ra giếng của xóm tắm , không biết đã tắm chưa , người ta thấy Nhạc nằm gục bên bờ thành giếng , bồng vào nhà một lúc thì tắt thở.
Thũ tục mê tín của các làng nông thôn phãi đi coi thầy bói để biết tại sao chết , giờ nào nhập quan , giờ nào hạ huyệt , khó khăn cách mấy cũng phải thu góp một số tiền đem cúng cho ông thầy làng kế bên . Thầy bói nói :
- Ông nầy chết bất đắc kỳ tử , bị ông anh cã cũng chết bất đắc kỳ tử về bắt khẫn cấp , chết nhằm giờ trùng nên phải chôn gấp . Mộ có rào chung quanh , trên mộ phải có lồng nuôi một con mèo đen bốn mươi chín ngày sau mới thã mèo hay giết chôn luôn trên mộ .
Mộ của người chết gia đình làm các thũ tục y như lời thầy bói dạy , họ đi mời thầy về gọi hồn ông Nhạc , ông ta nhập xác nói .
- Ông ta buồn và giận lắm , vì ông ta chết mất xác ,không mồ mã , gia đình không quan tâm đến ông ta , cho nên ông ta bắt đi đứa em đễ cảnh cáo , coi chừng không ông ta sẽ bắt những đưâ kế tiếp .
Anh em con cháu lạy sát đất hết lời cầu xin tha mạng , hứa sẽ cúng cấp đàng hoàng .
Họ họp bàn với nhau, sau vụ mùa này đóng góp lúa để chuẫn bị cúng lớn cho ông Bác , chưa kịp cúng thì chuyện không may xảy đến , thằng cháu đích tôn của người mới chết, học lớp ba,lội sông theo bạn qua bên kia cồn để bắt dế ,khi đi qua thì nước thũy triều xuống , sông cạn khô , khi về thũy triều dâng lên, nước mênh mông , tuổi nhỏ không biết lội , em đã chết đuối .
Thầy bói lại nói , tại vì không chịu cúng cấp ,cho nên ông Bác nỗi giận , đem cháu theo ông ta rồi , đúng là trùng tang liên táng .
Con cháu ,trong gia đình ông Nhạc sợ quá ,sợ chết lây qua mình ,mời thầy phù thũy về làm trai đàn (Cúng ) ngay sau khi đám đứa cháu nội .
Thầy cúng phán :
- Phải ( Chiêu hồn luyện cốt ) làm mồ mã cho ông bác .
Một toán thầy cúng gần cã chục người , ba ngày liên tiếp ,kèn ,trống ,mõ ,kẻng ,tiếng ê a tụng niệm ,nghe cũng hay ,mà cũng dễ sợ ,có vẻ ,ma quái làm sao ấy .
Ngày sau cùng ,thầy cúng chia làm 2 toán . Ba ông thầy cùng với vài người thân , thuê đò lên núi ,chỗ cái am thờ ông Nhạc ,để thĩnh vong hồn ông nầy về .gọi là chiêu hồn .
Ba ông Thầy ở nhà lo làm phép luyện cốt ,để khi hồn về có xác mà nhập .
Gia đình đã chuẫn bị theo yêu cầu của thầy , một gánh đất sét trắng .một rỗ cành cây dâu tằm ăn, cạo sạch lớp vỏ xanh bên ngoài ,đã phơi khô .một dĩa máu có pha rượu ,máu nầy lấy mấy người trong anh em nội tộc mỗi người vài giọt ,mỗi người vài cọng tóc .
Thầy cúng lấy đất sét nắn hình người đàn ông , dùng cành dâu khô ,nhúng vaò đỉa máu đỏ,nhét vào hình đất sét làm xương ,lấy tóc gắn lên đầu hình nhân .
Toán trên núi bưng về một bài vị và một bát nhang , họ đặt bát nhang trên đầu hình đất sét , la hét nhãy múa một hồi tàn cây nhang họ phán :
- Hồn đã nhập xác rồi .
Liệm vào tiểu( hòm nhỏ ) gánh đi chôn , làm mộ, dựng bia , hàng năm vẫn chạp vẫn giỗ.
Biến cố lịch sữ 1975 , miền Nam không còn , con người hụt hẫng , chĩ biết bám víu vào Thượng để , nương tựa vào những người thân đã mất , gần gũi với những phần mộ mà một thời chiến tranh ít thăm viếng . Mộ ông Nhạc trong làng vẫn rĩ tai nhau là rất linh thiêng , cuộc sống của người dân phần thì đói , phần thì đau không có thuốc uống , ban đêm họ lén đến mộ ông ta cầu xin , cỏ to cỏ nhỏ gì họ cũng nhỗ tận gốc về nấu uống trị bệnh , không còn cỏ họ quay qua đá, gạch .
Rồi một hôm khoãng 10 giờ sáng của thượng tuần tháng 8 năm 1980 .
Một chiếc xe ô tô màu đen sang trọng , một ông tây đội mũ phớt đen , tay cầm đùi ba-tong , có 2 thanh niên đi cùng, tìm nhà và hỏi tên cúng cơm ba của tôi (tên cúng cơm là tên cha mẹ đặt có ghi trong gia phã , lớp người trẻ ít ai biết , họ chỉ biết tên thường gọi , đó là tên của người con đầu , ví dụ tôi tên A , con trai tôi tên B , thì người ta gọi tôi là ông B , còn tên A là tên cúng cơm ), cho nên khi hỏi tên nầy ít người biết .
Vào nhà, ông Tây ôm ba tôi và giới thiệu :
- Tui là Nhạc ,Nguyễn Hữu Nhạc đây , con ông Ng.bác còn nhớ không ?
Ông ta khóc .
- Cực khỗ như ry hã bác .
Ba tôi nói :
- May mà còn sống , cã tui với chú , chú đã bị cọp ăn lâu rồi mà .
- Ai nói tui bị cọp ăn .
Ông ta kể lại.
- Bữa sáng đó tôi mới mở mo khoai ra tính ăn trưa , mấy ông lính Tây từ đâu xuất hiện , bắt trói ,kéo đi về đồn của họ , cũng chẵng biết là chỗ mô vì nhỏ quá , mấy ngày sau có một ông Tây đem tôi đi chố nầy qua chỗ khác không biết là bao lâu nữa , cuối cùng xuống tàu thũy theo ông ta , khi biết tiếng Tây rồi mới hiểu ông ta nhận tôi làm con nuôi , ông không có vợ ,tôi ở với mẹ ông ta , rồi ông tiếp tục ra đi, ông ta làm rất lớn trong Quân đội , tôi được đi học ,đã làm việc trong chính phũ Pháp nhiều năm ,hai thanh nhiên ngoài kia là Công an của Bộ Nội Vụ theo tôi , chẵng biết để làm gì .
Tôi hỏi ông .
- Chú đi lúc còn quá nhỏ , tính đến bây giờ cũng 50 năm, một thời gian quá dài không nói tiếng Việt, mà sao chú không quên , nhớ rành rẽ những tiếng nhà quê .
Ông nói :
- Mạ tau , đẻ ra , nuôi tau nậy , dạy tau ăn , dạy tau nói , thì mần răng mà quên tiếng mạ đẽ được .
Ông thần Nhạc bị cọp ăn, linh thiêng trên rú , đã chiêu hồn nhập cốt chôn ở đây , mộ của ông người làng đang lén lút cầu xin ơn phúc,bây giờ đã hiện về bằng xương bằng thịt .
Ông ôm bụng cười ngất trước mộ bia và nghe kể huyền thoại của ông .
Phương Lâm Ngôn Nguyễn . Hết .
No comments:
Post a Comment