Làng Dương Lệ Văn , xã Triệu Thuận , huyện Triệu phong , tỉnh Quảng Trị , tôi sinh ra và lớn lên nơi đó , vùng đất phèn chua nước mặn , người dân một nắng hai sương , chân lấm tay bùn , quần quật suốt ngày vẫn không đủ gạo ăn , cuộc sống luôn bị áp lực nặng nề , đêm thì Việt Minh , vài ba bữa thu lúa gạo , vài ba hôm thu môn khoai , gọi là tích lũy lương thực nuôi quân , ngày thì lính Tây bốt Giạ - Độ lên lùng , thĩnh thoãng có đoàn quân Lê dương da đen mặt rạch càn qua , gặp trứng lượm trứng , gặp gà bắt gà , gặp đàn bà con gái chúng thay nhau hãm hiếp .
Đó là hình ảnh đau buồn của quê hương luôn đè nặng và ám ảnh trong lòng , tôi mong mõi được sớm thoát ra nơi vùng đất gian nan khốn khó đó . Rồi trời cũng không phụ lòng người , lúc đó không biết được mấy tuổi mà tôi đậu bằng Sơ học yếu lược , anh trai đầu của tôi bị Việt Minh bắt đi lính , rồi trốn về quy hàng Quốc Gia , được đưa vào Đồn lính trong Mang Cá Huế , từ đó tôi theo anh tôi vô Huế học , không dám quay nhìn lại mặc dù còn cha mẹ và các anh . Rồi lớn lên từ giã tuỗi học trò vào Quân Đội , thĩnh thoãng cũng ghé về thăm .
Mùa hè đõ lữa hai phần ba đất Quảng Trị bị Việt cọng chiếm ,gia đình tôi vượt hàng rào Việt Cọng vào Nam , sống trong trại tỵ nạn ở Huế , bà con thân thuộc còn kẹt lại rất đông , lần đó thoát khỏi vòng tay Cọng sản cứ tưỡng rằng như thế là là yên . Chung vai góp sức để làm lại từ đầu nơi vùng đất mới , thành quả vun xới chưa kịp cười nước mắt lại rơi . Một đêm ngủ say , sáng thức dậy , xóm làng vắng vẻ , không tiếng súng , không bom đạn mà sao không thấy bóng quân mình . Người nầy hỏi người nọ , không ai trả lời cho ai , rồi lần nữa khăn gói lên đường , người nọ hỏi người kia ( đi đâu bây giờ ? ) không câu trả lời , nhưng họ vẫn cứ đi , một vài gia đình , rồi trăm , rồi ngàn gia đình nối đuôi nhau bước về nơi mà họ cho rằng Cọng sãn sẽ không tới được . Đầu óc đơn sơ của dân lành làm sao sánh lại mưu ma chước quỷ của Cọng sản . Họ đã ngã xuống trên đường đi tìm vùng đất Tự Do vì hàng loạt đạn pháo kích vô tội vạ của bọn quỷ đỏ đã nã xuống trên họ .
Một cãnh hãi hùng trên quốc lộ , máu thịt nhuộm đường , tiếng rên la thãm thiết , không ai cứu ai ,không ai giúp ai ,vì chẵng có ai vượt ra khỏi thãm cảnh đau thương đó . Đại lộ kinh hoàng lần thứ hai lại tái diển cho đồng bào Quãng trị . Người sống sót không dám đi tới tìm vùng đất Tự Do đành thúc thủ về nơi xuất phát .
Rồi ngày địa ngục đỏ bao trùm miền Nam , đũ mọi hình thức đày ãi ,lao động , nhà tù , cãi tạo , kinh tế mới , thũy lợi v.v… Đủ mọi thứ danh xưng , ngụy quân , ngụy quyền , nhạc vàng , nhạc đỏ . Gia đình cũng đủ thứ bậc , gia đình tội ác , gia đình vẻ vang , gia đình có công với cách mạng , gia đình liệt sỹ . Xã hội được phân loại , người từ trại tù cãi tạo về nhất là Sĩ quan Ngụy không có trong danh sách loại nào cã , các gia đình có tiền có vàng họ rủ nhau tìm đường vượt biên , hôm nay nghe gia đình nầy tới Hồng Kông , ngày mai gia gia đình nọ tới Ma la sy a , cũng mừng cho họ đã may mắn bước ra lò luyện ngục , riêng mình chỉ biết nuốt nước miếng , quần không có mà thay , áo rách không kịp vá , lấy gì mà vượt biên ,có nghe một danh hài ra ngoại quốc ông ta nói :
- Tiếc thay trụ điện không có chân , chứ có nó cũng bò đi .
Biết vậy , nhưng đồng tiền liền khúc ruột , có chân mà không tiền thì cũng là trụ điện mà thôi .
Thời điễm đó tự dưng có tin đồn , ai có Hài cốt quân nhân Hoa Kỳ sẽ được phía Hoa Kỳ bốc đi cã gia đình , đây là ngọn đèn thắp lên trong đêm tối , quyết tâm phải đi theo ánh sáng đó , cho dù leo lét , nhưng vẫn là cái phao , là nguồn hy vọng .
Tôi nhớ lại , tháng 10 năm 1976 , khi rời trại cãi tạo trở về Huế , tôi ra Quãng Trị thăm nhà , thằng cháu con trai của bà chị đầu, năm 1972 kẹt lại ,không vượt hàng rào vào Nam nói với tôi
- Năm 72 có chiếc máy bay bà già , không hiểu tại sao rớt xuống biền ruộng làng mình , tụi con chạy ra coi , trong đó có hai người đã chết , một ông Mỹ và một người Việt Nam ,,cã hai người còn nguyên giấy tờ , lúc đó có người lấy cất con quên không nhớ ai lấy , chĩ biết người Việt tên là Châu , Mộ của họ chôn tại Cồn Đâu ( Tên của cái cồn nầy ) .
Tôi bắt nó đưa đến chổ chiếc máy bay rớt , lớp nhôm bên ngoài dân đã tháo về làm thùng gánh nước , và các đồ dùng trong nhà , cái máy và sườn dân gánh ra khỏi chổ rớt , để rảnh đất họ làm ruộng . Tôi bắt nó đưa đến hai ngôi mộ chôn hai người Phi công , nó chĩ bên trái là người Việt , bên phải là người Mỹ . Thĩnh thõang mỗi lần ra thăm nhà tôi đều có ghé thăm họ . Riêng đầu máy bay sau nầy dân đã cân ki lô bán sắt vụn .
Tin đi Mỹ theo diện hài cốt râm rang , tôi chuẩn bị mấy túi xách lên đường ra Quãng Trị liền , về tới nhà tôi bàn kế hoạch với em trai tôi , tối nay sẽ lấy hài cốt hai người đó , sáng mai đạp xe đạp đưa họ về Huế , rồi liên lạc với bạn bè trong Sài gòn nhờ anh em tìm giúp đường dây chuyễn tin cho phái bộ Hoa Kỳ .
Chiều hôm đó hai anh em đi thị sát hiện trường lần cuối để tối dể bề hành động . Tới nơi thật hết hồn , tối tăm mặt mũi . Hai ngôi mộ đã bị đào, dấu đất còn mới , có lẽ mới hồi hôm , nghĩa là họ ra tay trước tôi một đêm ,ai đó đã bốc hài cốt hai người đó đem đi , họ cùng mục đích như tôi , nhưng họ nhanh hơn tôi .
Số gian nan mình trời đã định , thì đành chấp nhận trở về .
Mấy năm sau vụ hài cốt đó nghe ra bị Công An Tịch thu và bắt giam nhiều người .
Hai lần từ Huế ra Quảng Trị thăm nhà , hai lần cách nhau 2 năm , tôi đều gặp 3 nhân viên Hoa Kỳ căng bạt , thuê người đào bới ngay chỗ chiếc máy bay rớt . Dưới ruộng thì Người Hoa Kỳ tìm kiếm trên đường thì Công An lãng vãng , muốn cho họ một thông tin cũng không được .
Hai lần thấy họ tìm kiếm không biết họ muốn tìm cái gì ?
Nếu họ tìm hài cốt của vị Phi công trong chiếc máy bay bị rớt thì hài cốt không còn tại đó nữa , qua câu chuyện tôi kể trên và thông báo cho họ biết để khỏi mất thời gian vào việc nầy .
Ngôn Nguyễn D.72 SCT .
No comments:
Post a Comment