Friday, March 12, 2010

Bốn mươi năm sau .

Tiểu bang tôi ở cùng một múi giờ với Cali , máy bay đúng 2 giờ 30 phút từ khi rời phi trường Los… cho đến khi bánh chạm đất phi trường Seat.., thời tiết lại khác hẵn Cali , một năm 3 tháng mưa dầm ,6 tháng mưa phùn gió lạnh ,tuyết rơi , còn lại 3 tháng nắng nhưng mà nắng cũng không ra hồn , lại có cái tên nghe rất thơ mộng Thung Lũng tình Xanh .


Cãm giác của những tháng đầu đến Mỹ chắc ai cũng như ai , ở Cali thì đỡ hơn vì thời tiết nắng ráo không héo hắt buồn như đây , họ nói :( người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ) cảnh ở đây cho dù lòng người có vui cũng không vui nỗi , bầu trời mây đen xuống thấp bao phủ những hàng cây trơ cành trụi lá , hàng thông cao ngất ,rủ lá giống như đang trùm áo pông chô , đứng xa xa không phân biệt được màu lá xanh hay màu đen .


Mùa nắng , từ thứ 5 cho đến Chúa Nhật không tuần nào chúng tôi bỏ sót trên các tuyến đường tìm kiếm garage sel .
Thứ nhất , đó là niềm vui , không có một xó xỉnh nào mà chúng tôi không tới ,phía Bắc của Tiểu bang nơi chúng tôi ở từ khu phố lớn, nhỏ đến các đường hóc hẻm đều thuộc nằm lòng .
Thứ hai, có dịp vào tham quan vườn nhà của người bãn xứ , có nhiều loại nhà vườn rất đẹp , có suối, có hồ , có nhà thủy tạ .
Thứ ba , thượng vàng hạ cám toàn hàng hiệu ,cái gì cũng có,với giá rất rẻ .
Người Mỹ họ bày bán những thứ mà mình không tin là họ có . Một tượng Phật bằng ngà cao 0,6 cm , đứng trên đài sen , và một cái mõ của Trung quốc niên hiệu 1905, mõ nầy không cần gỏ bằng dùi mà gỏ bằng ngón tay trỏ, rồi Chúa ,Mẹ ,ông Địa , ông Thần tài ,cái gì họ cũng đem ra bán ráo trọi , cái thì 50 xu cái thì 1 đồng , tôi gặp các vị là thĩnh về chất đầy bàn thờ Phật ,Chúa đứng chung .


Mùa hè năm ngoái , chúng tôi vào hàng Yarsel bày bán trong hiên nhà , một ông Mỹ già đầu láng bóng không còn sợi tóc ngồi đọc sách ngay cánh cữa ra vào đưa tay chào rồi tiếp tục cúi xuống chăm chú đọc , đứng ngoài sân nhìn vào chẵng thấy chi ngoài một dãy sách cũ xếp dài theo lan can và trên giá ván ép , cùng chồng gổ tranh sơn mài .
Đi vào sân tôi ngạc nhiên đứng nhìn cái bể xây chìm, hình thuẩn ,trên thiết kế hòn non bộ , cảnh núi non bên mình ,có 2 ông tiên đang chơi cờ , một ông Tiều phu gánh củi , một ông lão câu cá bên hông mang bầu rượu , hai con trâu có 2 đứa bé đang cởi tay cầm ống sáo . Tôi nhìn lại chủ nhà lần nữa , ông Mỹ già mà , lòng tôi cứ thắc mắc tại sao ? Vợ tôi trong hiên gọi vọng ra .
- Ông ơi ! vô đây mau .
Giọng nói của bà có vẻ khẫn trương , tôi bước vào thì toàn là truyện Việt Nam ,không thiếu một tác giả nào , nhiều nhất là truyện kiếm hiệp , vợ tôi đang soạn bộ tranh sơn mài , bốn bức ghép lại cảnh đồng quê Việt Nam, để giá 4 đô la góc tranh vẽ ghi 1958 . Vợ tôi nói nhỏ :
- Chắc ông Mỹ nầy có vợ Việt , toàn là sách truyện và tranh ảnh của mình cã .
Tôi nói :
- Có lẻ như vậy , chút nữa bà ra coi hòn non bộ,ai làm cho ông ta thật quá đẹp .
Tôi lựa hai quyễn sách , Vết thù trên lưng ngựa hoang và Gánh hàng Hoa , vợ tôi lấy bộ sơn mài đồng quê Viêt Nam , mang đến tính tiền , tôi giật mình khi thấy ông ta đang đọc quyễn Hồn Bướm Mơ Tiên , tôi nhìn sững quyễn sách , ông cười và nói tiếng Việt Nam trơn tru :
- Tập truyện nấy quá hay , ông đã đọc chưa ?
- Dạ tôi học qua lúc nhỏ .
Hai vợ chồng chúng tôi sững sờ nhìn ông , cứ tưỡng đó là một người Việt lai .


Nhớ lại năm 1971 ba Đoàn 71 , 72 và 75 tham dự khóa huấn luyện tại bản doanh của Liên Đoàn 5 LLĐB /Hoa kỳ phía Đông Nam phi trường Nha Trang , tôi phụ trách huấn luyện môn Truyền tin , phía Cố Vấn có ông Thượng sỹ Mỷ tên DOYE , ngồi sau theo dỏi huấn luyện ,ông ta say mê đọc tiễu thuyết Quỳnh Giao , thích uống cà phê sửa nóng và nhậu thịt chó , tôi thường đưa ông ta tới quán thịt chó trên đường Trần Quý Cáp gần Quân trấn Nha trang . Ông ta không những rành tiếng Việt mà tiếng Thượng vùng Pleiku,KonTum và Ban Mê Thuột ông ta rành không thua gì tiếng Việt .
( Tiếng Thượng mỗi vùng nói một thứ tiếng khác nhau ,Thượng Vùng 2 không hiểu được tiếng Thượng Vùng 1, sắc dân Bra- ha không hiểu tiếng Ra- đê , có thể người mang giòng họ Y không hiểu tiếng giòng họ Yuon trong khi họ cư trú gần nhau ).
Ông ta ngước mắt lên nhìn tôi và nói :
- Người Việt thì biếu , không lấy tiền .
Từ ngạc nhiên nầy qua ngạc nhiên khác , trong lòng cũng mừng may mà vợ chồng tôi không nói chi bậy bạ . Tôi trả lời :
- Cám ơn ông , ông nói tiếng Việt quá rỏ .
Ông hỏi tôi .
- Ông bà nói tiếng Huế mà ở vùng nào ?
Tôi trả lời .
- Phủ Cam ,ông có biết không ?
- Tết Mậu Thân Phủ Cam bị giết nhiều người hơn nơi nào cã , gia đình ông bà có ai bị tai họa đó không ?
- Có , cha Vợ của tôi , Ba của bà nầy đây , tôi chĩ tay vào vợ tôi .
- Tôi xin chia buồn với bà .Thế ông Cụ tìm thấy xác ở vùng nào ?
- Khe Đá mài .
- Cọng Sản quá dã man , khe Đá Mài tôi không tới , nhưng tôi có tới 7 nơi chôn tập trung khác của 3 quận Pú Vang , Phú Thứ và Hương Thủy.
- Thế ông qua Việt Nam từ năm nào ?Ông học tiếng Việt bao lâu mà ông nói rành như vậy ?
- Tôi qua Việt Nam 2 lần , lần đầu từ 1958 đến 1963 , lần 2 từ 1967 đến 1972 , Mười năm tôi sống khắp nơi trên miền Nam Việt Nam , tôi cũng nói rành tiếng Ra đê , có quá nhiều kỹ niệm , tôi yêu quý người Việt lắm .
Tôi chăm chú nhìn ông ta , cố hình dung lại ông Doye ngày xưa , nhưng không tìm được chút gì trên người Mỹ già nầy cã , tôi nói với ông ta cố ý hỏi dò .
- Thời còn trong Quân đội tôi có một người bạn Cố Vấn Mỹ , ông ta cũng giõi như ông , coi tiểu thuyết Quỳnh Giao ,thích nước mắn nhỹ Phú Quốc , nhậu thịt cầy uống rượu đế , cà phê sữa nóng mỗi lần ông ta uống 3 ly .
Ông bỏ quyễn sách xuống đứng dậy hỏi tôi .
- Năm 1971 ông có ở Nha Trang không ?
Tôi trả lời .
- Có , xin lỗi ông có phải là ông Doye không? .
- Phãi rồi tôi là Doye đây , anh là Ngôn hã .
Tôi gật đầu .


Ông Doye ôm tôi thật chặt , tôi không cầm được nước mắt , không ngờ , thật không ngờ, sự gặp gở kỳ lạ nầy .
Ông đã nói thật nhiều về cuộc sống của ông .
Tôi cũng kể rất nhiều về tình hình Miền Nam sau 1975 , về số phận của Quân Cán Chính , những năm tháng tù đày , người ra đi , kẻ ở lại .
Ông ngậm ngùi chia sẻ nối đau .
Mùa Giáng Sinh năm ngoái ông một lần nữa ôm chặt tôi từ giã để về Hawaii hứa sẽ tìm tôi ngày trở lại Seattle .


Ngôn Nguyễn Đ.72.

No comments: