Friday, June 18, 2010

Nha Kỹ Thuật / 15 tháng 9 năm 1982 cho đến nay

Ngả tư Quốc Tế Phạm Ngũ Lão / Đổ Quang Đẩu nơi bắt đầu cuộc hành trình dài
Cám ơn Toàn mày đã khuyến khích tao làm chuyện này trong thời gian eo hẹp. Đây chỉ là bản thảo và chuyện dài sẻ cập nhật hóa thường xuyên khi thời gian cho phép, luôn ghi nhận những đóng góp xây dựng.

Lời tri ân đến những NT&C/H đã đóng góp và nay không còn nữa.
Danh sách lục lọi trong trí nhớ mong manh dĩ nhiên còn nhiều thiếu sót.

Cố Chuẩn Úy Phạm Đình Trung Đ72, cố Trung Sỉ Nguyễn Văn Hòa Sở Công Tác ( em trai BS Hưng), Cố Đại Tá Ngô Thế Linh Yên Thế , Cố Trung Tá Ngô Đình Lưu, Cố Đại Úy Võ Bình, Cố Trung Tá Nguyễn Văn Vinh NKT , Cố Trung Tá Nguyễn Thanh Văn Đ75, Cố Trung Sĩ Nguyển Văn Đại CĐ1, Cố Thiếu Úy Lưu Văn Khiết SLL, Cố Trung Sĩ Vũ Ngọc Tuấn 71, Cố Trung Sĩ Nguyễn Mạnh Cường,Cố Thượng Si Hoàng Văn Hồng Đ11, 71 ,và Cố Trung Tá Trần Đắc Trân SLL.

Riêng cho bạn hiền Thiếu Úy Trần Việt Huệ Đ68,71.


Câu chuyện bắt đầu từ 28 năm về trước... + 7 năm hội nhập

Đa số anh em chúng tôi lúc đến tại Hoa Kỳ luôn đùm bọc và quây quần bên nhau, có lẽ từ đời sống của anh em "Nhảy Toán" đi hành quân, nhìn qua nhìn lại chỉ có 6 đứa, bản đồ thì chỉ có khu vực hành quân. Trực thăng nhiều chuyến công tác chỉ đủ nhiên liệu đi và về, nếu lòng vòng là thiếu xăng ngay, còn nếu giải thích như “81 Biệt Cách Dù” là hành quân ngoài tầm yễm trợ của Pháo Binh và các đơn vị bạn. Do đó anh em lúc nào cũng dòm ngó cho nhau. Thuở ấy làm gì có Nội Quy hay luật lệ gì, anh em vẫn đùm bọc cho nhau, về sau này nhận được tin tức bên nhà qua ngả Âu Châu vì lúc đó một số người ở Sàigòn được qua Pháp nên tin tức ban đầu phần lớn xuất phát từ đây. Những ngưòi Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng tìm lại bên nhau, thay vì sống rãi rác tại các nhà bảo trợ “Sponsor” trên khắp 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.


Rồi làn sóng người Tỵ Nạn "bán chánh thức" ra đi khỏi Việt nam, đây là một hình thức “ăn cướp” của chánh quyền Cộng Sản thời bấy giờ,  thời gian khoảng năm 1978 và 1979 và càng ngày tin tức từ Việt Nam lọt ra bên ngoài, cùng lúc tin tức từ Hãi ngoại cũng tràn vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau, rồi tiếp đến là phong trào “Vượt Biển” Boat People, và "Vượt biên" qua ngả Cam Bốt để đến các trại tỵ nạn dọc biên giới Thái Lan, rồi tiếp đó là Hồng Kông cùng lúc các trại tỵ nạn tại các đảo của Phi Luật Tân và Mả Lai củng như Nam Dương cũng mọc lên như nấm. Các anh em Nha Kỹ Thuật cũng đã có mặt tại các trại tỵ nạn vào thời điểm nầy, bản tin đầu tiền chúng tôi đăng tải trên mục Nhắn Tin trên tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong vào năm 1982.




Trong giai đoạn nầy là tìm gặp lại nhau là một điều cần thiết và việc phải làm hơn tất cả những nhu cầu đang có chỉ trong vòng một năm chúng tôi đã có danh sách hơn 200 anh em và Hội Nha Kỹ Thuật cũng khai sinh từ thời gian này

Lần đầu tiên anh em quyên góp nhau và gữi cho anh em bên các trại tỵ nạn hình chụp phía sau nhà Trung Úy Lê Văn Minh Đ72 tại thành phố Culver City, California, và công việc tìm kiếm anh em tiếp tục

Lý Lịch cho công việc Bảo lãnh và giúp đở anh em tại các trại tỵ nạn

Trong Camp Pendleton cùng bé mồ côi

Thư Phạm Thanh Đoàn Công Tác 75 em của C/H Phạm Bạch Đoàn 72 mấy năm sau anh bị bọn cướp xông vào nhà, anh chiến đấu bảo vệ người vợ thân yêu và bị bọn cướp đâm nhiều nhát dao và anh chết sau đó .

Thư từ trại Si Kiêu Thái Lan
Đám cưói anh Nguyễn Quang Châu Đoàn 11 tại San Diego, California

Anh em cố tìm vị Chỉ Huy củ Đại Tá Nu

Anh Châu cần sự giúp đở của Ông Giám Đốc Nha Kỹ Thuật

No comments: