Tuesday, June 22, 2010

Chuyến bay tiếp tế .


Bây giờ có tuổi rồi ngồi ôn lại những chặng đường đã qua , những tháng ngày xa xưa của một thuở chinh chiến, qua những việc đã xảy ra trong cuộc sống giúp ta suy luận rằng có một bàn tay vô hình đã ban ơn cứu giúp, vượt ra ngoài sự hiểu biết của con người, tôi viết lại câu chuyện nầy đễ có thể quy hướng tâm hồn chúng ta về một nơi nào đó, mà ta tin rằng đang có những bàn tay những cặp mắt đang nhìn chúng ta, đang sẵn sàng nâng đỡ chúng ta trong mọi lúc nguy hiễm của cuộc đời .
Câu chuyện bắt đầu từ đây .
Thời gian huấn luyện đầu tiên của ba Đoàn Công Tác 71 ,72 và 75 tại Bộ chỉ huy hỗn hợp Viêt Mỹ trong bãn doanh Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, phía tây nam phi trường Nha Trang đã chấm dứt, ba đoàn chuẫn bị vào quần đão Hòn Tre, phía đông thành phố Nha Trang, tin tình bào của Tiểu khu Khánh Hòa cho biết người nhái Cọng sản đã xâm nhập lên đảo làm bàn đạp để tấn công Nha Trang , có lẽ cấp trên nghiên cứu một công hai chuyện, vừa thật vừa giả, nghĩa là vừa thực tập vừa hành quân .
Trực tiếp chỉ huy Hành quân Trung Tá Cẫm Ngọc Huân Chĩ huy trưỡng Đoàn Công Tác 72. Ba đoàn đã xâm nhập vào khu vực bằng đường thũy. Cuộc hành quân tiếp diễn nhịp nhàng, một tuần qua chưa có Toán nào phát hiện dấu vết của Cọng sãn, còn 3 ngày nữa là chấm dứt hành quân , lệnh Bộ chỉ huy Sở :
- ( Nới rộng khu vực, tăng thêm thời gian hoạt động của các Toán, bộ chỉ huy hành quân Đoàn chuẫn bị tiếp tế thêm lương thực cho đơn vị tham dự Công tác ).




Bộ chĩ huy Hành quân Đoàn 72 họp :
Lệnh :
- Trưỡng ban tiếp liệu chuẫn bị lương khô tiếp tế thêm 5 ngày cho các Toán.
- Trưỡng ban Truyền tin thông báo công điện khẫn cho các Toán chuẫn bị, bãi, ám hiệu để nhận tiếp tế, và mang theo máy cùng đi trong chuyến tiếp tế ngày mai .
- Có ai thắc mắc gì nữa không ?
Bầu không khí im lặng rồi rập ràng vang lên một tiếng ( không ) .


Những cuộc họp Hành Quân đều như vậy, khô khan, chuẫn xác và gọn gàng, một cái lò hun đúc con người quen với nếp sống chuẫn mực, cho nên trong xã hội đời thường quen với lối sống nầy nhiều người không thông cãm họ cho mình quá khắt khe.


Cũng như mọi đêm tôi vẫn nằm ngủ trên cái bàn gổ dài thật dài, phía đầu góc là hệ thống Truyền tin Hành Quân, nhân viên Truyền tin lẫn cố Vấn Hoa Kỳ trực 24/24, phía đầu nầy sát vách gỗ với văn phòng Chĩ Huy Trưởng bên nầy là tôi, bên kia là chiếc ghế xếp của Ông xếp.


( Một giấc ngũ thật sâu , một giấc mơ thật kỳ lạ . Tôi đang đi vào một nơi rất xa lạ , có rừng hoa, có những con đường, có suối, có sông, trên trời cao thật cao, những đám mây xanh trong vắt, nhiều tiếng nhạc, xa xa gần gần, rồi từ trên cao ấy thấp thoáng một người đàn bà, sáng chói, lúc cao, lúc thấp, áo choàng bà ta trắng trong như một giòng suối, bay lượn, bay lượn, không biết bao lâu, rồi bỗng nhiên tà áo đó quấn lấy tôi, đưa hõng qua nhiều sông núi, rồi nhẹ nhàng bỏ xuống trong tiếng nhạc dịu dàng và bóng bà ta khuất dần, làn áo cũng nhẹ nhàng mất hút vào vùng trời cao xanh) .


Tôi ngồi trên xe Thiếu Tá Ngô Đình Lưu ra phi trường, anh em ban Tiếp liệu đang chất lương khô lên trực thăng, tôi kể lại giấc mơ lạ kỳ hồi hôm với ông Thiếu tá, ông cười và nói :
- Chú mầy lang thang nhiều quá, bề trên nhắc chú mầy đó .
Thật tình tôi cũng chẵng hiểu bề trên tôi là ai, vì lúc đó trong đời tôi không Chúa, không Phật, lính trẻ thì nói chi đến chuyện lang bạt kỳ hồ.
Xe của Chĩ huy trưỡng đến, tôi lên tàu, ngồi bên cửa cạnh anh xạ thủ đại liên, chúng tôi được Phi hành Đoàn trao ống nghe mang tai, trên phi cơ đã bật về tần số làm việc của các Toán, phi cơ từ từ lên bay qua eo biễn hướng cầu Đá, bay về hướng Nam, nhận ra trái khói màu của Toán đầu tiên, tàu nghiêng cánh các thùng hàng đã được đạp ra theo lệnh. Rồi tiếp tục Toán thứ hai, Toán thứ ba .
Tàu lên cao bay qua đĩnh núi Hoàng Cầm, để tiếp tế cho các toán bên kia núi, ngang qua chóp đĩnh tôi thấy một hồ nước xanh trong vắt, tôi nghĩ có lẽ đây là miệng của núi lữa đã một thời nào đó đã phun ra, vừa qua khỏi đĩnh hồ, tôi nghe một tiềng (BÙM) rồi không biết bao lâu tôi nghe tiếng nói , lúc đó tôi tĩnh lại mới biết mình đang nằm trên bụi chằng chịt dây mấy, y như đang nằm trên cái vỏng, tàu cứu thương đã đưa về Bệnh Viền Nha Trang .
Bên phi hành đoàn thì không rỏ, còn Bộ chỉ huy Đoàn 72 không ai bị gì cã, khi xuất viện nghe nói đuôi Trực thăng bị trúng đạn 12 ly 7 của Cọng Sản, tàu rớt xuống phát nổ bốc cháy mấy phút sau đó.

Chuyến tiếp tế được hoãn lại ngày mai .

Điều chúng ta suy nghĩ trên đời nầy có mấy chiếc trực thăng bị đạn bắn rớt mà không ai hề hấn gì .
Chiến tranh, súng đạn đã qua, môt khoãnh khắc nào đó chúng ta hồi tâm lại, dâng lên lời tạ ơn. Chĩ có bàn tay Thượng đế mới đủ uy lực nâng đở con người.


Ngôn 72 Nguyễn .

Sunday, June 20, 2010

Nón cối tân trang .

Rồi một lần trở lại .
Ngẫn ngơ nhìn thành phố của hôm nao
Cùng ngậm ngùi bị bức tử ngày nào
Nón cối vào ,mồm la to :
Là phồn vinh dã tạo, là văn hóa lai căng , là văn minh kiểu Mỹ Ngụy.
Rồi từng bước lập kế hoạch khả thi
Cải tạo công thương ,cướp nhà bắt dân đi kinh tế mới
Từ đó thành phố đã thay đổi
Đổi từ A tới Z , đổi cả tên họ cúng cơm
Dân thành phố , kẻ nằm đường , kẻ băng rừng vượt biễn
Yêu Tự Do bất chấp nguy hiểm
Đánh đổi bao nhiêu sinh mạng con người
Đất nước đã nhuộm máu tươi trên đầu nón cối
Chiếc rộng vành,sẵn sàng chụp cho ai họ cho là chống đối
Hàng triệu nón cối chực chờ đội lên để gán tội
Cho bất cứ người nào…


Tháng tư vào họ nói miền Nam là ổ rác ,là bất công xã hội
Tư tưỡng Hồ chí Minh là văn minh sáng tạo
Trước tiên , quật mồ đào bới nghĩa trang
Ruộng vườn ,khắp nơi dân kêu oan khiếu kiện
Khắp ba miền đĩ điếm đông nghẹt như rươi
Xuất cảng người làm dân nô lệ .
Buôn bán trẻ thơ vào động mãi dâm
Đất ,biễn , hãi đảo đã mất biết bao phần
Còn quá nhiều bất công của xã hội .


Ba mươi lăm năm qua và còn tiêp nối
Nếu đất nước vẫn còn nón cối tân trang
Viêt Nam đang tan hoang từng mãnh
Đó là ánh sáng của tư tưởng Hồ chí Minh .


Phương Lâm 72 Ngôn Nguyễn .

Friday, June 18, 2010

Nha Kỹ Thuật / 15 tháng 9 năm 1982 cho đến nay

Ngả tư Quốc Tế Phạm Ngũ Lão / Đổ Quang Đẩu nơi bắt đầu cuộc hành trình dài
Cám ơn Toàn mày đã khuyến khích tao làm chuyện này trong thời gian eo hẹp. Đây chỉ là bản thảo và chuyện dài sẻ cập nhật hóa thường xuyên khi thời gian cho phép, luôn ghi nhận những đóng góp xây dựng.

Lời tri ân đến những NT&C/H đã đóng góp và nay không còn nữa.
Danh sách lục lọi trong trí nhớ mong manh dĩ nhiên còn nhiều thiếu sót.

Cố Chuẩn Úy Phạm Đình Trung Đ72, cố Trung Sỉ Nguyễn Văn Hòa Sở Công Tác ( em trai BS Hưng), Cố Đại Tá Ngô Thế Linh Yên Thế , Cố Trung Tá Ngô Đình Lưu, Cố Đại Úy Võ Bình, Cố Trung Tá Nguyễn Văn Vinh NKT , Cố Trung Tá Nguyễn Thanh Văn Đ75, Cố Trung Sĩ Nguyển Văn Đại CĐ1, Cố Thiếu Úy Lưu Văn Khiết SLL, Cố Trung Sĩ Vũ Ngọc Tuấn 71, Cố Trung Sĩ Nguyễn Mạnh Cường,Cố Thượng Si Hoàng Văn Hồng Đ11, 71 ,và Cố Trung Tá Trần Đắc Trân SLL.

Riêng cho bạn hiền Thiếu Úy Trần Việt Huệ Đ68,71.


Câu chuyện bắt đầu từ 28 năm về trước... + 7 năm hội nhập

Đa số anh em chúng tôi lúc đến tại Hoa Kỳ luôn đùm bọc và quây quần bên nhau, có lẽ từ đời sống của anh em "Nhảy Toán" đi hành quân, nhìn qua nhìn lại chỉ có 6 đứa, bản đồ thì chỉ có khu vực hành quân. Trực thăng nhiều chuyến công tác chỉ đủ nhiên liệu đi và về, nếu lòng vòng là thiếu xăng ngay, còn nếu giải thích như “81 Biệt Cách Dù” là hành quân ngoài tầm yễm trợ của Pháo Binh và các đơn vị bạn. Do đó anh em lúc nào cũng dòm ngó cho nhau. Thuở ấy làm gì có Nội Quy hay luật lệ gì, anh em vẫn đùm bọc cho nhau, về sau này nhận được tin tức bên nhà qua ngả Âu Châu vì lúc đó một số người ở Sàigòn được qua Pháp nên tin tức ban đầu phần lớn xuất phát từ đây. Những ngưòi Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng tìm lại bên nhau, thay vì sống rãi rác tại các nhà bảo trợ “Sponsor” trên khắp 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.


Rồi làn sóng người Tỵ Nạn "bán chánh thức" ra đi khỏi Việt nam, đây là một hình thức “ăn cướp” của chánh quyền Cộng Sản thời bấy giờ,  thời gian khoảng năm 1978 và 1979 và càng ngày tin tức từ Việt Nam lọt ra bên ngoài, cùng lúc tin tức từ Hãi ngoại cũng tràn vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau, rồi tiếp đến là phong trào “Vượt Biển” Boat People, và "Vượt biên" qua ngả Cam Bốt để đến các trại tỵ nạn dọc biên giới Thái Lan, rồi tiếp đó là Hồng Kông cùng lúc các trại tỵ nạn tại các đảo của Phi Luật Tân và Mả Lai củng như Nam Dương cũng mọc lên như nấm. Các anh em Nha Kỹ Thuật cũng đã có mặt tại các trại tỵ nạn vào thời điểm nầy, bản tin đầu tiền chúng tôi đăng tải trên mục Nhắn Tin trên tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong vào năm 1982.




Trong giai đoạn nầy là tìm gặp lại nhau là một điều cần thiết và việc phải làm hơn tất cả những nhu cầu đang có chỉ trong vòng một năm chúng tôi đã có danh sách hơn 200 anh em và Hội Nha Kỹ Thuật cũng khai sinh từ thời gian này

Lần đầu tiên anh em quyên góp nhau và gữi cho anh em bên các trại tỵ nạn hình chụp phía sau nhà Trung Úy Lê Văn Minh Đ72 tại thành phố Culver City, California, và công việc tìm kiếm anh em tiếp tục

Lý Lịch cho công việc Bảo lãnh và giúp đở anh em tại các trại tỵ nạn

Trong Camp Pendleton cùng bé mồ côi

Thư Phạm Thanh Đoàn Công Tác 75 em của C/H Phạm Bạch Đoàn 72 mấy năm sau anh bị bọn cướp xông vào nhà, anh chiến đấu bảo vệ người vợ thân yêu và bị bọn cướp đâm nhiều nhát dao và anh chết sau đó .

Thư từ trại Si Kiêu Thái Lan
Đám cưói anh Nguyễn Quang Châu Đoàn 11 tại San Diego, California

Anh em cố tìm vị Chỉ Huy củ Đại Tá Nu

Anh Châu cần sự giúp đở của Ông Giám Đốc Nha Kỹ Thuật

Thursday, June 17, 2010

Người thương binh 35 năm nuôi con trên cây nạn gổ



Con là con của người thương binh tên Nguyển văn Thôn cấp bậc Trung sỉ số quân 31252809 Tiểu khu Bình dương vào lúc ba tôi bị thương chỉ có một tháng 20 ngày sau là sài gòn thất thủ. Mang trong mình hàng chục vết thương chưa lành phải rời khỏi bệnh viện lê lết tấm thân trên đôi chân chỉ còn một chiếc và với đôi mắt chỉ còn một con. Thế mà bằng nghị lực phi thường nào đó ba tôi đã vượt qua mọi khó khăn kinh khủng nhất để nuôi dạy chúng tôi nên người. Tôi nói lên đây để các Chú Bác hiểu được nổi cực khổ lâu nay mà ba tôi phải gánh chịu. Những đóng góp xương máu kia không được một nhà nước nào nhớ đến dù chỉ là 1 tấm giấy chứng nhận. trong khi đó lại còn bị chính quyền hiện tai kỳ thị ghét bỏ. Lý lịch của chúng tôi là con ngụy quân ngụy quyền nên không thể xin vào cơ quan nào làm việc được khó khăn chất chồng gian nan thống khổ thế mà ba tôi vẩn không một lời oán trách.con rất yêu kính cha mình!
hôm nay tình cờ gặp được email bác hòa biết được ở nước ngoài có Hội cứu trợ thương phế binh nên con gửi bức thư này đến bác tuy là đã trể nhưng mong bác giúp giùm xem những người bạn đồng đội cũa ba con khi xưa có ai may mắn đi được ra nước ngoài ba con rất mong được gặp lại những đồng đội củ ai là đồng đội củ của ba con. Con có gửi kèm hình của ba con mong các chú bác xem hình kèm theo .
Kính chúc bác hòa dồi dào sức khỏe để giúp đở cho hội cứu trợ thương phế binh và giúp đở được cho nhiều người.


Kính thư NGUYỂN HỬU SƠN



 
Bố Tôi, Người Lính Việt Nam Cộng HòaTác Giả : Kiệt
Thứ Hai, 14 Tháng 6 Năm 2010 07:42

Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lê của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!”
Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất.
Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt.
Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father's Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm.
Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều.
Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận... chẳng có bao nhiêu!
Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.
Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.
Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.
Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv...
Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.
Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.
Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.
Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.
Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.
Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.
Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.
Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.
Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.
“Này Tammy”
Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”
“Bố thương con nhiều.”
“Con cũng thế. I Love You!”
Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)
Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v...
Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.
Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.
Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”
Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.
Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.
Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.
Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.
Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”
Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72... với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh... Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.
Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.
Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời
Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”
Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.
Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.
Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.
Happy Father's Day
Mừng Ngày Của Bố

Chuyện Vui Nha Kỹ Thuật

 Vinh, Huy, Hùng và Vũ  (H của Hòa V của Sự)

Bỏ thuốc lá. (chuyện có thật) và Diễn Đàn.
Tôi và Sự Râu cùng Toán 723 Sở Công Tác, lúc nó đổi từ Đoàn 75 (Pleiku) về anh em có đi hành quân vài chuyến ở Thượng Đức, Đà Nẵng, và thân nhau vì cùng chung Toán. khi qua đến Hoa Kỳ tìm gặp nhau tại vùng San Francisco, Sự ở San Mateo còn tôi ở Oakland, San Leandro và Hayward, sau này tôi dọn về Nam Cali và chúng tôi thường xuyên lên San Francisco hoạc xuống Nam California thăm nhau. Hai đứa thân tình lúc ấy Sự có 2 cháu trai và tôi củng có 2 cháu trai, chúng nó gặp nhau thường xuyên trong những dịp nghĩ lễ cũng như khoảng vài tháng là gặp nhau một lần, thân tình đến đổi chúng tưởng nhau là anh em họ (cousin) vời nhau. Sự hút thuốc rất nhiều, và lúc nào nó cũng hứa với chính nó là nó sẻ bỏ hút thuốc lá, cứ mỗi lần gặp nó, thế nào cũng có câu "tao sẻ hút hết cây thuốc này sẻ bỏ" nên nhớ nó không bao giờ mua thuốc lá lẻ, sau nhiều lần đi cai, và cuối cùng nó mua filter "loại đầu lọc" cho giảm bớt Nicotine để bỏ thuốc từ từ. 
Bây giờ sau mười mấy, hai chục năm mổi lần đi mua một cây thuốc lá, nó lại mua thêm một bịch filter vì nếu không có filter thuốc lá không còn hương vị mà nó thèm.
Bà Cụ, mẹ của Sự năm nay cũng ngoài trăm tuổi có lẻ 103 hoăc 104 tuổi. Bà cụ ăn trầu nó khuyên Mẹ bỏ trầu vì lớn tuổi, sau nhiều năm thuyết phục nó đề nghị với Bà Cụ mỗi khi ghiền trầu Mẹ nhai Chewing Gum cho đở ghiền, và nó cũng mua cho bà Cụ một bịch Chewing gum thật lớn ở những nơi bán xỉ như đã từng mua thuốc lá cho nó, bây giờ khi gặp Bà Cụ vừa ăn trầu xong Bà Cụ phải nhai thêm Chewing Gum cho thêm hương vị.

Nhớ đến anh em trong liên lạc bằng e-mail ngày xưa chỉ gữi và nhận e-mail thôi. Ngày nay mỗi lần nhận được e-mail thường  lại nhận thêm một e-mail của diển đàn nữa.

Cười một tí cho đời thêm hương phấn.

 Hòa 72, Sự Râu 72 và Hoàng 11 ( bạn từ lớp Đệ Thất) 
trong xóm nhỏ có 3 đứa ra trường Đồng Đế Nha Trang về Nha Kỹ Thuật thằng Mỹ (Basto, Khánh Hội) chết trên Đoàn 75 Pleiku

Wednesday, June 16, 2010

VỚI TẤT CẢ TÂM TÌNH

Nếu anh là người miền Nam bình dị,
Em sẽ đãi anh món canh chua em nấu,
Cà chua đỏ như trái tim em dấu
Biết bao tình. Thắm thiết bạc hà xanh.

Dịu dàng như những cọng gía trắng tinh,
Em đến với anh tâm hồn mới lớn,
Có thể em rất vụng về nấu nướng,
Gia vị tình em nêm đủ. Người ơi !

Nếu anh là người miền Bắc. Dễ thôi,
Em sẽ đãi canh cua Hoa Thiên Lý,
Chùm hoa xanh chắc là anh vừa ý ?
Hoa thơm tho em vừa hái chiều nay.

Trong bát canh có hương vị bàn tay,
Nêm mắm muối tình yêu này chưa đủ,
Để tối nay anh đi vào giấc ngủ,
Có em và Hoa Thiên Lý trong mơ.

Nếu anh là một người Huế rất xưa....

Em không biết nấu món ăn Hoàng tộc,
Cố đô của anh bao mùa ly loạn,
Theo chân người món Huế cũng ra đi.

Em sẽ đãi anh một món nhà quê,
Rất quen thuộc hàng ngày trong cuộc sống,
Anh người Huế cầu kỳ hay khó tính,
Em sẵn sàng nghe dù tiếng chê, khen.

Em sẽ nấu bằng ngọn lửa tình em,
Bún Bò Huế nhớ về quê hương cũ,
Em cay nồng vì anh khoanh ớt đỏ,
Lá rau thơm cho anh được vừa lòng.

Em đãi anh với tất cả tâm tình,
Chuyện đời thường, chuyện tình yêu là một,
Anh và em lỡ duyên này không gặp,
Em sẽ chờ nếu còn có kiếp sau.


Nguyễn Thị Thanh Dương.

Monday, June 7, 2010

THƯƠNG NGỪƠI CHIẾN SĨ !!!

Họ lính trẻ oai hùng chiến trận ,
Vượt lằn tên chặn bước quân thù .
Sớm đầu NAM , tối BẮC lên non,
Thân xác đổ , làm nền dân chủ .

Trong chiến trận kinh hồn bom đạn ,
Kẻ quay về chẳng vẹn toàn thân .
Người mất tích thân chia vạn mảnh,
Chỉ còn chăng ,CHIẾN SĨ VÔ DANH .

Sương lạnh mồ hoang theo năm tháng ,
Mà hồn chiến sĩ vẫn lang thang.
Ai người hậu thế ? còn tưởng nhớ !
Đốt nén hương cho mảnh xương tàn.
(Hồng Hãi )