Wednesday, March 24, 2010

Văn tế :

Anh Hồn Biệt kích gia đình Nha Kỹ Thuât .
Hôm nay ngày 29 tháng 5 năm 2010 .Đại hôi lần thứ 8 .

Than ôi .
Trời hải ngoại nuốt sầu nhìn cố quốc
Ba mươi lăm năm lưu lạc chốn quê người
Bỡi vận nước đã đến thời khánh kiệt
Gieo đau thương toàn dân Việt oán than
Thù giặc Cọng phải đánh tan quỷ đỏ
Chữ Tự Do quyết giành lại cho dân .

Nhớ ngày xưa trong lòng đất quân giặc
Anh liều mình ôm tạc đạn địa lôi
Quân cãng địch vang tiếng nổ long trời
Sở Biệt hãi trong lòng người ngưỡng mộ

Hởi anh chiến sỹ Biệt kích Lôi Hỗ
Vì Tự Do mang dũng chí lên đường
Dù lộng gió anh đáp khắp bốn phương
Thề quyết tử giết tan quân cường bạo .

Rừng Việt Bắc đêm nào dù đáp xuống
Bước âm thầm anh tạo trận cuồng phong
Giao thông hào, mật khu , phòng chiến lũy
Lập hậu phương ngoài vỹ tuyến lằn ranh .

Nha kỹ thuật ,những chiến sỹ hùng anh .
Trang sữ xanh sáng ngời muôn thế hệ .
Hồn linh thiêng xin phù trỳ giới trẻ
Tiếp con đường tranh đấu cho quê hương

Dâng nén nhang,
lòng kính nhớ yêu thương
Giữa Trời đất hồn các anh bất tử
Hôm nay đây, trước tượng đài chiến sỹ
Xin nghiêng mình kính nhớ các anh linh .

Dâng vòng hoa ,
xin chứng giám lòng thành .
Nơi hãi ngoại gia đình Nha Kỹ Thuật .


Thượng hưỡng .
Phương Lâm chấp bút .

Tỗ quốc nỗi niềm đau .


Bao đời giữ nước của Tỗ tiên
Giang sơn gấm vóc một giãi liền
Máu đỗ thành sông, xương thành đống
Trẻ già quyết tử mỡ hội Diên …

Bao đời giữ nước của cha ông
Nghịch tữ, quái thai Phạm văn Đồng
Đất liền, hãi đão đem dâng cúng
Lễ tế linh hồn Mao Trạch Đông …

Hung tàn một lũ giặc thối tha
Cướp của, giết người đốt sạch nhà
Bài học nhớ đời năm bảy chín .
Dựng bia, thờ giặc trên đất ta …(1) .

Hồ chí Minh ơi Hồ chí Minh
Đất nước kêu gào, triệu sinh linh
Cọng sãn của ông đang giở thói …
Dâng đất bán biễn đễ cầu vinh .

Máu chãy trên đất vùng Ban Mê …(2)
Hồn thiêng sông núi dậy lời thề
Phãi giữ tròn vẹn vùng đất Tổ
Toàn dân đứng dậy đuỗi Tàu về .

Bực lòng cũng chưỡi đỗng mấy câu
Dân Việt lòng mang vạn nỗi sầu
Quê hương gánh chịu ách quỹ Đõ .
Di hận không nguôi vạn kiếp sau .
Phương Lâm .

( 1 – Năm 1979 Tàu Cộng xua quân vào đánh các tinh
Biên giới Phía Băc, Thây giặc Tàu chết Được vùi rãi rác
trên đất Ta , Bây giờ Đãng Cọng SãnVN gom lại ,
xây thành Nghía Trang Liệt sỹ. Tỗ quốc Ghi Công ).
Nhớ công giặc Tàu giết dân Việt . (2) nạn Bô xit

Thursday, March 18, 2010

POW/MIA Làng Dương Lệ Văn , xã Triệu Thuận , huyện Triệu phong , tỉnh Quảng Trị

Hài cốt .

Làng Dương Lệ Văn , xã Triệu Thuận , huyện Triệu phong , tỉnh Quảng Trị , tôi sinh ra và lớn lên nơi đó , vùng đất phèn chua nước mặn , người dân một nắng hai sương , chân lấm tay bùn , quần quật suốt ngày vẫn không đủ gạo ăn , cuộc sống luôn bị áp lực nặng nề , đêm thì Việt Minh , vài ba bữa thu lúa gạo , vài ba hôm thu môn khoai , gọi là tích lũy lương thực nuôi quân , ngày thì lính Tây bốt Giạ - Độ lên lùng , thĩnh thoãng có đoàn quân Lê dương da đen mặt rạch càn qua , gặp trứng lượm trứng , gặp gà bắt gà , gặp đàn bà con gái chúng thay nhau hãm hiếp .
Đó là hình ảnh đau buồn của quê hương luôn đè nặng và ám ảnh trong lòng , tôi mong mõi được sớm thoát ra nơi vùng đất gian nan khốn khó đó . Rồi trời cũng không phụ lòng người , lúc đó không biết được mấy tuổi mà tôi đậu bằng Sơ học yếu lược , anh trai đầu của tôi bị Việt Minh bắt đi lính , rồi trốn về quy hàng Quốc Gia , được đưa vào Đồn lính trong Mang Cá Huế , từ đó tôi theo anh tôi vô Huế học , không dám quay nhìn lại mặc dù còn cha mẹ và các anh . Rồi lớn lên từ giã tuỗi học trò vào Quân Đội , thĩnh thoãng cũng ghé về thăm .
Mùa hè đõ lữa hai phần ba đất Quảng Trị bị Việt cọng chiếm ,gia đình tôi vượt hàng rào Việt Cọng vào Nam , sống trong trại tỵ nạn ở Huế , bà con thân thuộc còn kẹt lại rất đông , lần đó thoát khỏi vòng tay Cọng sản cứ tưỡng rằng như thế là là yên . Chung vai góp sức để làm lại từ đầu nơi vùng đất mới , thành quả vun xới chưa kịp cười nước mắt lại rơi . Một đêm ngủ say , sáng thức dậy , xóm làng vắng vẻ , không tiếng súng , không bom đạn mà sao không thấy bóng quân mình . Người nầy hỏi người nọ , không ai trả lời cho ai , rồi lần nữa khăn gói lên đường , người nọ hỏi người kia ( đi đâu bây giờ ? ) không câu trả lời , nhưng họ vẫn cứ đi , một vài gia đình , rồi trăm , rồi ngàn gia đình nối đuôi nhau bước về nơi mà họ cho rằng Cọng sãn sẽ không tới được . Đầu óc đơn sơ của dân lành làm sao sánh lại mưu ma chước quỷ của Cọng sản . Họ đã ngã xuống trên đường đi tìm vùng đất Tự Do vì hàng loạt đạn pháo kích vô tội vạ của bọn quỷ đỏ đã nã xuống trên họ .
Một cãnh hãi hùng trên quốc lộ , máu thịt nhuộm đường , tiếng rên la thãm thiết , không ai cứu ai ,không ai giúp ai ,vì chẵng có ai vượt ra khỏi thãm cảnh đau thương đó . Đại lộ kinh hoàng lần thứ hai lại tái diển cho đồng bào Quãng trị . Người sống sót không dám đi tới tìm vùng đất Tự Do đành thúc thủ về nơi xuất phát .
Rồi ngày địa ngục đỏ bao trùm miền Nam , đũ mọi hình thức đày ãi ,lao động , nhà tù , cãi tạo , kinh tế mới , thũy lợi v.v… Đủ mọi thứ danh xưng , ngụy quân , ngụy quyền , nhạc vàng , nhạc đỏ . Gia đình cũng đủ thứ bậc , gia đình tội ác , gia đình vẻ vang , gia đình có công với cách mạng , gia đình liệt sỹ . Xã hội được phân loại , người từ trại tù cãi tạo về nhất là Sĩ quan Ngụy không có trong danh sách loại nào cã , các gia đình có tiền có vàng họ rủ nhau tìm đường vượt biên , hôm nay nghe gia đình nầy tới Hồng Kông , ngày mai gia gia đình nọ tới Ma la sy a , cũng mừng cho họ đã may mắn bước ra lò luyện ngục , riêng mình chỉ biết nuốt nước miếng , quần không có mà thay , áo rách không kịp vá , lấy gì mà vượt biên ,có nghe một danh hài ra ngoại quốc ông ta nói :
- Tiếc thay trụ điện không có chân , chứ có nó cũng bò đi .
Biết vậy , nhưng đồng tiền liền khúc ruột , có chân mà không tiền thì cũng là trụ điện mà thôi .
Thời điễm đó tự dưng có tin đồn , ai có Hài cốt quân nhân Hoa Kỳ sẽ được phía Hoa Kỳ bốc đi cã gia đình , đây là ngọn đèn thắp lên trong đêm tối , quyết tâm phải đi theo ánh sáng đó , cho dù leo lét , nhưng vẫn là cái phao , là nguồn hy vọng .
Tôi nhớ lại , tháng 10 năm 1976 , khi rời trại cãi tạo trở về Huế , tôi ra Quãng Trị thăm nhà , thằng cháu con trai của bà chị đầu, năm 1972 kẹt lại ,không vượt hàng rào vào Nam nói với tôi
- Năm 72 có chiếc máy bay bà già , không hiểu tại sao rớt xuống biền ruộng làng mình , tụi con chạy ra coi , trong đó có hai người đã chết , một ông Mỹ và một người Việt Nam ,,cã hai người còn nguyên giấy tờ , lúc đó có người lấy cất con quên không nhớ ai lấy , chĩ biết người Việt tên là Châu , Mộ của họ chôn tại Cồn Đâu ( Tên của cái cồn nầy ) .
Tôi bắt nó đưa đến chổ chiếc máy bay rớt , lớp nhôm bên ngoài dân đã tháo về làm thùng gánh nước , và các đồ dùng trong nhà , cái máy và sườn dân gánh ra khỏi chổ rớt , để rảnh đất họ làm ruộng . Tôi bắt nó đưa đến hai ngôi mộ chôn hai người Phi công , nó chĩ bên trái là người Việt , bên phải là người Mỹ . Thĩnh thõang mỗi lần ra thăm nhà tôi đều có ghé thăm họ . Riêng đầu máy bay sau nầy dân đã cân ki lô bán sắt vụn .
Tin đi Mỹ theo diện hài cốt râm rang , tôi chuẩn bị mấy túi xách lên đường ra Quãng Trị liền , về tới nhà tôi bàn kế hoạch với em trai tôi , tối nay sẽ lấy hài cốt hai người đó , sáng mai đạp xe đạp đưa họ về Huế , rồi liên lạc với bạn bè trong Sài gòn nhờ anh em tìm giúp đường dây chuyễn tin cho phái bộ Hoa Kỳ .
Chiều hôm đó hai anh em đi thị sát hiện trường lần cuối để tối dể bề hành động . Tới nơi thật hết hồn , tối tăm mặt mũi . Hai ngôi mộ đã bị đào, dấu đất còn mới , có lẽ mới hồi hôm , nghĩa là họ ra tay trước tôi một đêm ,ai đó đã bốc hài cốt hai người đó đem đi , họ cùng mục đích như tôi , nhưng họ nhanh hơn tôi .
Số gian nan mình trời đã định , thì đành chấp nhận trở về .
Mấy năm sau vụ hài cốt đó nghe ra bị Công An Tịch thu và bắt giam nhiều người .
Hai lần từ Huế ra Quảng Trị thăm nhà , hai lần cách nhau 2 năm , tôi đều gặp 3 nhân viên Hoa Kỳ căng bạt , thuê người đào bới ngay chỗ chiếc máy bay rớt . Dưới ruộng thì Người Hoa Kỳ tìm kiếm trên đường thì Công An lãng vãng , muốn cho họ một thông tin cũng không được .
Hai lần thấy họ tìm kiếm không biết họ muốn tìm cái gì ?
Nếu họ tìm hài cốt của vị Phi công trong chiếc máy bay bị rớt thì hài cốt không còn tại đó nữa , qua câu chuyện tôi kể trên và thông báo cho họ biết để khỏi mất thời gian vào việc nầy .


Ngôn Nguyễn D.72 SCT .


Sunday, March 14, 2010

Nha Kỹ Thuật.vòng hoa thương tưỡng .


Chiều biên khu đêm mờ trăng đất địch
Bước âm thầm anh Biệt Kích lưu  danh
Hiến đời trai  chốn biễn mặn rừng xanh
Nha Kỹ Thuật tên anh gọi bất tữ .

Anh đã viết  đầy trang Quân hùng sữ
Màu cờ ,sắc áo , Tổ Quốc thân thương
Bóng ma đêm xuất hiện quả dị thường
Về phía trước không bao giờ đứng lại .

Tôi Lôi Hỗ anh Biệt  Kích  người Nhái
Tôi rừng xanh anh biễn mặn vực sâu
Tung cánh dù sánh tựa đàn Hãi âu
Đem hương sắc thắm tô màu quê Mẹ .

Giãi Thiên hà những chòm sao nhỏ bé
Một tấc lòng cho giới trẻ ngày sau
Chí chưa toại mà tóc vội thay màu
Nhìn Tỗ Quốc đang rên đau quằn quại .

Sở Liên lạc,anh Biệt Kích người Nhái
Đài Gươm Thiêng mãi phát khúc điều quân
Xâm nhập đêm Sỡ Không Yễm phi tuần
Rừng dậy sóng chú Hắc Long phun lữa .

Nha kỹ  thuật gọi tên anh  lần nữa
Xin nghiêng mình kính cẫn nhớ tiền nhân
Tượng đài nầy  ghi dấu ấn Mộ phần
Vòng hoa nhỏ kính dâng lòng thương tưỡng .

Phương Lâm Ngôn Nguyễn DCT72 .

Friday, March 12, 2010

Bốn mươi năm sau .

Tiểu bang tôi ở cùng một múi giờ với Cali , máy bay đúng 2 giờ 30 phút từ khi rời phi trường Los… cho đến khi bánh chạm đất phi trường Seat.., thời tiết lại khác hẵn Cali , một năm 3 tháng mưa dầm ,6 tháng mưa phùn gió lạnh ,tuyết rơi , còn lại 3 tháng nắng nhưng mà nắng cũng không ra hồn , lại có cái tên nghe rất thơ mộng Thung Lũng tình Xanh .


Cãm giác của những tháng đầu đến Mỹ chắc ai cũng như ai , ở Cali thì đỡ hơn vì thời tiết nắng ráo không héo hắt buồn như đây , họ nói :( người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ) cảnh ở đây cho dù lòng người có vui cũng không vui nỗi , bầu trời mây đen xuống thấp bao phủ những hàng cây trơ cành trụi lá , hàng thông cao ngất ,rủ lá giống như đang trùm áo pông chô , đứng xa xa không phân biệt được màu lá xanh hay màu đen .


Mùa nắng , từ thứ 5 cho đến Chúa Nhật không tuần nào chúng tôi bỏ sót trên các tuyến đường tìm kiếm garage sel .
Thứ nhất , đó là niềm vui , không có một xó xỉnh nào mà chúng tôi không tới ,phía Bắc của Tiểu bang nơi chúng tôi ở từ khu phố lớn, nhỏ đến các đường hóc hẻm đều thuộc nằm lòng .
Thứ hai, có dịp vào tham quan vườn nhà của người bãn xứ , có nhiều loại nhà vườn rất đẹp , có suối, có hồ , có nhà thủy tạ .
Thứ ba , thượng vàng hạ cám toàn hàng hiệu ,cái gì cũng có,với giá rất rẻ .
Người Mỹ họ bày bán những thứ mà mình không tin là họ có . Một tượng Phật bằng ngà cao 0,6 cm , đứng trên đài sen , và một cái mõ của Trung quốc niên hiệu 1905, mõ nầy không cần gỏ bằng dùi mà gỏ bằng ngón tay trỏ, rồi Chúa ,Mẹ ,ông Địa , ông Thần tài ,cái gì họ cũng đem ra bán ráo trọi , cái thì 50 xu cái thì 1 đồng , tôi gặp các vị là thĩnh về chất đầy bàn thờ Phật ,Chúa đứng chung .


Mùa hè năm ngoái , chúng tôi vào hàng Yarsel bày bán trong hiên nhà , một ông Mỹ già đầu láng bóng không còn sợi tóc ngồi đọc sách ngay cánh cữa ra vào đưa tay chào rồi tiếp tục cúi xuống chăm chú đọc , đứng ngoài sân nhìn vào chẵng thấy chi ngoài một dãy sách cũ xếp dài theo lan can và trên giá ván ép , cùng chồng gổ tranh sơn mài .
Đi vào sân tôi ngạc nhiên đứng nhìn cái bể xây chìm, hình thuẩn ,trên thiết kế hòn non bộ , cảnh núi non bên mình ,có 2 ông tiên đang chơi cờ , một ông Tiều phu gánh củi , một ông lão câu cá bên hông mang bầu rượu , hai con trâu có 2 đứa bé đang cởi tay cầm ống sáo . Tôi nhìn lại chủ nhà lần nữa , ông Mỹ già mà , lòng tôi cứ thắc mắc tại sao ? Vợ tôi trong hiên gọi vọng ra .
- Ông ơi ! vô đây mau .
Giọng nói của bà có vẻ khẫn trương , tôi bước vào thì toàn là truyện Việt Nam ,không thiếu một tác giả nào , nhiều nhất là truyện kiếm hiệp , vợ tôi đang soạn bộ tranh sơn mài , bốn bức ghép lại cảnh đồng quê Việt Nam, để giá 4 đô la góc tranh vẽ ghi 1958 . Vợ tôi nói nhỏ :
- Chắc ông Mỹ nầy có vợ Việt , toàn là sách truyện và tranh ảnh của mình cã .
Tôi nói :
- Có lẻ như vậy , chút nữa bà ra coi hòn non bộ,ai làm cho ông ta thật quá đẹp .
Tôi lựa hai quyễn sách , Vết thù trên lưng ngựa hoang và Gánh hàng Hoa , vợ tôi lấy bộ sơn mài đồng quê Viêt Nam , mang đến tính tiền , tôi giật mình khi thấy ông ta đang đọc quyễn Hồn Bướm Mơ Tiên , tôi nhìn sững quyễn sách , ông cười và nói tiếng Việt Nam trơn tru :
- Tập truyện nấy quá hay , ông đã đọc chưa ?
- Dạ tôi học qua lúc nhỏ .
Hai vợ chồng chúng tôi sững sờ nhìn ông , cứ tưỡng đó là một người Việt lai .


Nhớ lại năm 1971 ba Đoàn 71 , 72 và 75 tham dự khóa huấn luyện tại bản doanh của Liên Đoàn 5 LLĐB /Hoa kỳ phía Đông Nam phi trường Nha Trang , tôi phụ trách huấn luyện môn Truyền tin , phía Cố Vấn có ông Thượng sỹ Mỷ tên DOYE , ngồi sau theo dỏi huấn luyện ,ông ta say mê đọc tiễu thuyết Quỳnh Giao , thích uống cà phê sửa nóng và nhậu thịt chó , tôi thường đưa ông ta tới quán thịt chó trên đường Trần Quý Cáp gần Quân trấn Nha trang . Ông ta không những rành tiếng Việt mà tiếng Thượng vùng Pleiku,KonTum và Ban Mê Thuột ông ta rành không thua gì tiếng Việt .
( Tiếng Thượng mỗi vùng nói một thứ tiếng khác nhau ,Thượng Vùng 2 không hiểu được tiếng Thượng Vùng 1, sắc dân Bra- ha không hiểu tiếng Ra- đê , có thể người mang giòng họ Y không hiểu tiếng giòng họ Yuon trong khi họ cư trú gần nhau ).
Ông ta ngước mắt lên nhìn tôi và nói :
- Người Việt thì biếu , không lấy tiền .
Từ ngạc nhiên nầy qua ngạc nhiên khác , trong lòng cũng mừng may mà vợ chồng tôi không nói chi bậy bạ . Tôi trả lời :
- Cám ơn ông , ông nói tiếng Việt quá rỏ .
Ông hỏi tôi .
- Ông bà nói tiếng Huế mà ở vùng nào ?
Tôi trả lời .
- Phủ Cam ,ông có biết không ?
- Tết Mậu Thân Phủ Cam bị giết nhiều người hơn nơi nào cã , gia đình ông bà có ai bị tai họa đó không ?
- Có , cha Vợ của tôi , Ba của bà nầy đây , tôi chĩ tay vào vợ tôi .
- Tôi xin chia buồn với bà .Thế ông Cụ tìm thấy xác ở vùng nào ?
- Khe Đá mài .
- Cọng Sản quá dã man , khe Đá Mài tôi không tới , nhưng tôi có tới 7 nơi chôn tập trung khác của 3 quận Pú Vang , Phú Thứ và Hương Thủy.
- Thế ông qua Việt Nam từ năm nào ?Ông học tiếng Việt bao lâu mà ông nói rành như vậy ?
- Tôi qua Việt Nam 2 lần , lần đầu từ 1958 đến 1963 , lần 2 từ 1967 đến 1972 , Mười năm tôi sống khắp nơi trên miền Nam Việt Nam , tôi cũng nói rành tiếng Ra đê , có quá nhiều kỹ niệm , tôi yêu quý người Việt lắm .
Tôi chăm chú nhìn ông ta , cố hình dung lại ông Doye ngày xưa , nhưng không tìm được chút gì trên người Mỹ già nầy cã , tôi nói với ông ta cố ý hỏi dò .
- Thời còn trong Quân đội tôi có một người bạn Cố Vấn Mỹ , ông ta cũng giõi như ông , coi tiểu thuyết Quỳnh Giao ,thích nước mắn nhỹ Phú Quốc , nhậu thịt cầy uống rượu đế , cà phê sữa nóng mỗi lần ông ta uống 3 ly .
Ông bỏ quyễn sách xuống đứng dậy hỏi tôi .
- Năm 1971 ông có ở Nha Trang không ?
Tôi trả lời .
- Có , xin lỗi ông có phải là ông Doye không? .
- Phãi rồi tôi là Doye đây , anh là Ngôn hã .
Tôi gật đầu .


Ông Doye ôm tôi thật chặt , tôi không cầm được nước mắt , không ngờ , thật không ngờ, sự gặp gở kỳ lạ nầy .
Ông đã nói thật nhiều về cuộc sống của ông .
Tôi cũng kể rất nhiều về tình hình Miền Nam sau 1975 , về số phận của Quân Cán Chính , những năm tháng tù đày , người ra đi , kẻ ở lại .
Ông ngậm ngùi chia sẻ nối đau .
Mùa Giáng Sinh năm ngoái ông một lần nữa ôm chặt tôi từ giã để về Hawaii hứa sẽ tìm tôi ngày trở lại Seattle .


Ngôn Nguyễn Đ.72.

Monday, March 8, 2010

Tâm Tình của một NT Nha Kỹ Thuật

Ý Niệm

Hãy giữ lấy niềm hãnh diện với chính mình – dù khởi động từ thuở ấy – nhưng nó vẫn hằng mãi, vẫn tự nhiên và tất yếu.
Năm tháng chỉ có thể làm phôi pha lớp áo ngoài chứ không thể làm tan loãng “nồng độ nhiệt huyết”, ý muốn nói đến “biến thế” và “biến thể”.
Với chúng ta biến thế coi như điều mặc nhiên, còn biến thể, hẳn là không thể chấp nhận được.
Chúng ta không mất con đường chúng ta đi. Chúng ta chỉ “khựng” lại ở một chổ nào đó. Chổ đó không phải là nơi là bến chúng ta muốn tới. Và như thế, chúng ta vẫn cứ đi.

Bài thơ này có 8 cách đọc.

Mời đọc
Bài thơ này có 8 cách đọc. Có lẽ chỉ có tiếng Việt mới
phong phú như thế!

1. Bài thơ gốc (bài 1):

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:

Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài
3 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.


4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
từ dưới lên, ta được bài 4 (ngũ ngôn bát cú, luật
bằng vần bằng):

Mắt ai bóng thướt tha
Ðàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.

5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài
5 (tám câu x bốn chữ

Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.

6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ
dưới lên, ta được bài 6 (tám câu x bốn chữ

Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.


7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài
7 (tám câu x ba chữ

Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Ðàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.

8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
từ dưới lên, ta được bài 8 (tám câu x ba chữ

Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta

Sunday, March 7, 2010

Hỏi thăm người về Huế .


                    
   
                            Em về bên nớ có chi vui ?
                            Có qua An cựu, ghé về Truồi
                            Tịnh Tâm còn bóng hàng dương liễu
                            Cồn Hến bao phen lỡ hay bồi .
                                          Em về bên nớ có chi vui ?
                                          Ghé bến Vân Lâu nữa buỗi chiều
                                          Sông Hương còn mấy con đò nhỏ
                                          Rẽ  sóng đưa mời khách tới lui
                             Em về thấy Huế có đỗi thay ?
                             Đồng Khánh còn không chiếc áo dài
                             Thừa Phũ đò ngang còn dưa đón .
                              Có ghé Ba Tầng, núi Tam Thai .
                                          Em về bên nớ có ngang qua?
                                          Bạch Hỗ còn soi bóng chiều tà
                                          Trường Tiền mấy nhịp còn lơi lã
                                           An-Định còn không tiếng Tỳ Bà  
                              Em về bên nớ có ghé thăm?
                              Vườn Thúy còn ươm mấy nong tằm
                              Ngự Bình còn đứng say hay tỉnh
                               Rượu ấm Nguyên Tiêu giữa đêm rằm
                                          Em về bên nớ được bao lâu ?
                                           Nam Phỗ còn không mấy hàng cau
                                           Chè Chùa có ghé ăn một chén
                                           Chợ Dinh còn bán mấy nong Trầu ?
                                Em về bên nớ có còn nghe ?
                                Văng vẵng đêm khuya tiếng não nề
                                 Lộn không ,mỳ ỗ còn đang nóng …?
                                Rao suốt đêm về ,tội Huế ghê  …
                          
                                            Phương Lâm Ngôn Nguyễn .
          



                    
                                                 ƯỚC MONG .

                                            Ta không là  thánh nhân
                                             Du hồn cỏ thương giới
                                              Ta không la chân tu
                                            Hiểu thấm thía tình đời

                                             Ta không là cỏ cây             
                                             Nên biết hờn,biết dỗi
                                                Ta muốn là con suối
                                             Cho mọi người tắm gội
                                              Rữa sạch bụi thời gian
                                               Tình người bớt gian dối

                                              Nếu ta là mặt trời
                                              Sẽ không còn bóng tối
                                              Soi sáng những tâm hồn
                                              Nhỡn nhơ trong tội lỗi

                                              Nhưng ta vẫn là ta .
                                               Thân phận một kiếp người
                                               Buồn vui như gió thoảng
                                               Vôi trắng nhuộm cuộc đời .
                                      
                                                               PLNG (nov 05,2005 .)

Saturday, March 6, 2010

Chiều Trên Đảo Bi Đong.

Trước mặt biển mênh mông,
Sau lưng núi chập chồng.
Lệ khóc lìa người thân,
Chìm trong lòng đáy biển.
Nhiều hơn nước biển Đông,
Xương căm hờn chất chồng,
Cao hơn đảo BI ĐÔNG .
Bạn còn nhớ hay không ?
Ai gây ra thảm cảnh !???
Oán khí ngút hư không .

Ngàn năm sau Việt Sử,
Đọc lại truyện Biển Đông.
Một thời dân" Hoảng chạy,"
Cộng Sản bọn cuồng ngông.

HONG HAI. MC 386



Tuesday, March 2, 2010

Tiếng gọi lương tri


Ngày ra đi đã lắm người nhắc nhở
Qua bên nớ phải nói tiếng lương tri
Tám năm rồi tôi chẵng nói được gì
Không biết đâu để gởi niềm tâm sự .

Mở trang net. Nhìn bức hình mộ chí
Lá cờ Vàng ôm giấc ngũ ngàn năm
Chiến sỹ Tự do, Tỗ quốc vinh danh
Cuộc chiến đấu anh là người thắng trước.

Anh an nghĩ giữa hương hồn đất nước
Bao đồng đội bỏ Tổ Quốc ra đi
Hoài bảo lớn đã làm được điêù gì
Chĩ tiếng sáo Trương Chi thỗi thuỡ nọ .

Tôi là người mới rời xa bên nớ
Nhũ với lòng cất tiếng gọi lương tri
Nguyễn Tri Phương là Bệnh viện Quân Y
Của đất Huế trong thời kỳ chinh chiến .

Sau bờ thành là Nghĩa trang của lính
Giặc đã đào, đập nát đá khắc tên
Tấm thẻ bài, nón sắt bể, còn nguyên
Giặc đem đổ trắng phêu miền đất núi .

Ba năm rồi đã một lần tôi nói
Viết, đăng hình, trên báo nhớ Mậu Thân
Lại lần nầy tôi gởi tiếng lương tâm
Đễ tưỡng niệm rừng phơi xương đồng đội .

Thưa các anh những gì tôi đang nói
Người chết rồi họ cũng chẵng cần chi
Nhưng chúng ta theo tiếng gọi lương tri
Anh nghĩ gì trước rừng xương đồng đội ?
Ngôn Nguyễn Đ.72 .

Monday, March 1, 2010

Chú thạch sùng

Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực  100% như thế này: Có một người vì muốn  sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc  Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên  trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để  rỗng. 

Khi anh ta dỡ  tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng (thằn lằn)  đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào vào tường bởi một  chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh  này thấy tình  cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò  mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc  đinh, trời ạ! đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước.


Rút cục là có chuyện gì thế  này nhỉ? Chú  thạch sùng này  đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống  được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức tường tối, thật không đơn giản chút  nào. Có gì đó bất thường  thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi,  đuôi nó bị  đóng chặt, không thể xê dịch  được, thế nó đã sống được nhờ vào  điều gì mười năm qua? Anh ta quyết định chưa  sửa công trình  của mình vội, muốn quan sát xem chú thạch  sùng này  đã ăn gì? Anh  muốn nghiên cứ tìm hiểu xem sao.


Một lát sau, không biết  từ đầu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm  miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ?  Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng  vào đuôi  không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn  mớm cho bạn trong suốt mười năm qua.
Tôi nghe  xong thấy xúc động vô cùng và thực sự cũng không con nghĩ duoc gi thêm về mối quan hệ  giua  hai con    thach sùng này nữa./
Các bạn ạ,
Cùng với  sự phổ cập của máy vi tính trong xã hội con  người, tốc độ những thông tin mà chúng ta có được từ   người thân, bạn hữu, đồng nghiệp da ngày một nhanh hơn,   khoảng cách giữa con người với con người chúng ta với nhau   cũng ngày một gần  hơn…   su thong cam va tinh thuong giua con nguoi voi con guoi  cung de dang  va tham dam hon..   Ke ca doi voi  những người ma chung ta đã từng quen biet trong quá khu...!   
      Hay  gui cau  chuyen này toi  moi nguoi.... nhất định phải gửi di ngay đấy nhé!, thua cac ban.